Cố phần hóa và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa tại Việt Nam - 8 điểm - Quản trị doanh nghiệp

by - 21:21:00



MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội của nghĩa cùng với mục tiêu phát triển hội nhập cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới, cố phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong chủ trương đổi mới và sắp xếp lại khối doanh nghiệp Nhà nước. Xuất phát từ thực trạng kinh doanh kém hiệu quả cũng như yêu cầu bức thiết của nền kinh tế xã hội, sự chuyển đổi này là một điều tất yếu. Từ thực trạng đã và đang diễn ra trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thiết nghĩ chúng ta cần nhìn lại những giai đoạn đã qua, đồng thời nhìn nhận và đưa ra những giải pháp, phương hướng cho những giai đoạn tiếp sau. Vì vậy, bài tiểu luận xin chọn đề tài: “Cố phần hóa và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa tại Việt Nam”



NỘI DUNG

I) Những lý luận cơ bản về cố phần hóa và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa tại Việt Nam
1. Công ty cổ phần (CTCP)
1.1 Khái niệm:
Công ty cổ phần là một công ty đối vốn trong đó các thành viên có cổ phiếu và chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn mà họ đã góp.
1.2 Đặc điểm:
Công ty có tư cách pháp nhân độc lập
- Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ phần được xác định bằng chứng khoán được gọi là cổ phiếu. Công ty cổ phần được phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu
- Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp
- Chuyển nhượng vốn góp một cách tự do. Các cổ phiếu không ghi tên được chuyển nhượng một cách tự do. Các cổ phiếu ghi tên được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị.
- Quản lý công ty do hội đồng quản trị và giám đốc điều hành theo hình thức đại hội cổ đông, quyết định theo đa số

2. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
Điều 4, khoản 22 và khoản 1 Luật DNNN năm 2005 quy định: “DNNN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh  trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”

3. Cổ phần hóa (CPH)
3.1 Khái niệm
Cổ phần hóa diễn ra ở các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại các DNNN. Cổ phần hóa theo nghĩa rộng là quá trình chuyển một doanh nghiệp từ các hình thức tổ chức kinh doanh khác sang hình thái công ty cổ phần.
Cổ phần hóa DNNN chính là quá trình chuyển đổi toàn bộ những DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. CPH DNNN gắn liền với việc DNNN chuyển sang hoạt động dưới tên công ty và luật CTCP, không còn là DNNN nữa.
3.2 Hình thức tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Cổ phần hoá DNNN có thể tiến hành theo hình thức như: 
- Giữ nguyên giá trị phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Hình thức này nhằm thu hút vốn ngoài xã hội đầu tư, phát triển, tăng vốn hoạt động.
-  Bán toàn bộ phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. hình thức này được áp dụng cho những DNNN thuộc đối tượng mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần. 
- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần, tức là Nhà nước không còn nắm giữ cổ phần tại công ty

II) Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam – chủ trương, thực trạng và giải pháp
1. Chủ trương và thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Giai đoạn khởi đầu cổ phần hóa DNNN (1990-1995)
Chủ trương CPH DNNN đã được chính phủ nêu ra trong quyết định 217/HĐBT: “Bộ tài chính nghiên cứu và cho tổ chức làm thử việc mua bán Cổ phần ở một số xí nghiệp và báo cáo kết quả lên Chính phủ vào cuối năm 1988”. Tuy nhiên, điều kiện cụ thể lúc bấy giờ vẫn còn là chế độ bao cấp đối với các Doanh nghiệp Nhà nước nên việc thực hiện cổ phần hóa các Doanh nghiệp này không thành công. 
Đến năm 1990, Chính phủ ra quyết định 143/HĐBT trong đó có nội dung: “Nghiên cứu và làm thử việc chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần”. Lúc đó lại chưa có luật công ty và sự thiếu thống nhất về quan điểm nên quyết định này cũng không thể thực hiện được. Sau đó, nhà nước chủ trương làm thí điểm tại một số doanh nghiệp. Sau 4 năm triển khai thực hiện, cả nước chỉ CPH được 5 doanh nghiệp bao gồm: 3 doanh nghiệp Trung ương và 2 doanh nghiệp địa phương. Đã có hơn 30 DN đã đăng ký với Bộ tài chính để thí điểm thực hiện cổ phần hóa và 3 DN xin chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn những kết quả không đáng khả quan.

You May Also Like

0 nhận xét